0962162121
Các khóa học đã đăng ký

Chăm con, dạy con thời vi-rút: VIỆC NHÀ CÓ LÀ VIỆC VẶT?

🎈Trong bối cảnh trẻ không thể đến trường vì dịch bệnh, chắc hẳn các gia đình, các bậc phụ huynh không tránh khỏi những xáo trộn, thử thách trong lịch trình sinh hoạt và công việc hằng ngày vì những thay đổi không mong muốn và bất ngờ này.

Ai sẽ chăm con? Làm gì cho hết ngày?

Không đến trường thì con sẽ học hành ra sao? Làm sao mà giữ nổi?

Quá nhiều thời gian con sẽ dành cho những thiết bị điện tử?

Đây có lẽ là những trăn trở, những câu hỏi mà các bậc phụ huynh đang có hoặc đang phải đối mặt.

️🎈 Việc học của một con người hay một đứa trẻ là một quá trình tiếp diễn không ngừng. Vì thế, việc giáo dục trẻ không phải và không nên chỉ xảy ra trong môi trường thứ 3 - là trường học của trẻ. Việc học của trẻ hoàn toàn có thể xảy ra trong môi trường thứ 1 và thứ 2 của trẻ, đó chính là gia đình và môi trường lân cận. Việc học có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, trong gian bếp, phòng tắm, sân vườn, phòng khách, ở khu chợ, trên xe, trên tàu lửa, trên đường đi, v.v...

🎈TRẺ MONTESSORI & HOẠT ĐỘNG CUỘC SỐNG THỰC TIỄN

Khi các bạn đến những trường Montessori, hoặc đến thăm nhà của các gia đình cổ vũ phương pháp Montessori, bạn thường thấy trẻ Montessori luôn diễn ra, trong nhiều hoàn cảnh và tình huống khác nhau, một cách tự nhiên, và quan trọng hơn hết trẻ chăm chú và thích thú với "công việc" của mình. Các bạn sẽ thường thấy trẻ làm những công việc giống như những công việc hằng ngày của người lớn chúng ta. Trẻ tự mang bàn ghế, tự trải thảm, tự mặc quần áo, ủi quần áo, cột tóc, may vá, rót nước, cắt rau củ, rửa chén, quét nhà, pha nước chanh, nấu cơm, tự phục vụ và tự ăn cơm, trồng cây, nhặt lá, tưới cây, v.v...

Thoạt nhìn vào, người lớn của chúng ta chắc hẳn sẽ có những suy nghĩ và phản ứng khác nhau đối với những cảnh tượng đó. Có người sẽ nghĩ rằng "Ơ, con nhỏ thế mà bắt làm những việc này?", "Trời, nhìn nguy hiểm qua, chắc sẽ vỡ mất", nhưng cũng có người sẽ nghĩ rằng "Ôi, dễ thương quá", hoặc là "Ôi, mấy đứa trẻ này có trách nhiệm quá", "Ôi, con nít mà cũng làm được những việc này sao!", v.v...

Trong phương pháp giáo dục Montessori, những hoạt động trẻ thực hiện mà nhìn giống với những hoạt động thường ngày của chúng ta được gọi là "Hoạt động cuộc sống thực tiễn".

💦 PHẦN 1 - HƯỚNG ĐẾN SỰ TỰ LẬP

Mục đích chính của những hoạt động cuộc sống thực tiễn này hướng đến việc phát triển sự tự lập ở trẻ, là một yếu tố rất quan trọng trong cả quá trình phát triển của một đứa trẻ. Bà Maria Montessori, một bác sỹ, một nhà khoa học, một nhà giáo dục vĩ đại, mẹ đẻ của phương pháp giáo dục Montessori, có một câu nói rất nổi tiếng về điều này:

“Help Me to Help Myself”

“Hãy giúp con để con tự giúp chính mình”

Hãy tự hỏi rằng cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu như chúng ta thường không thể tự làm những việc chúng ta muốn làm?

Sẽ như thế nào nếu chúng ta thường xuyên phải phụ thuộc vào người khác để chúng ta có thể đạt được điều chúng ta muốn, dù rằng đó là một việc rất đơn giản và thường nhật như nấu một bữa ăn hay ủi một bộ quần áo, cho đến những việc to tát hơn như theo đuổi đam mê của chính bản thân hay đóng góp cho xã hội và cộng đồng?

Hãy hình dung cảm giác của chúng ta khi chúng ta rất muốn làm một điều gì đó nhưng lại không đủ động lực, tinh thần hay kĩ năng để làm điều đó cho chính bản thân mình.

Đối với trẻ cũng vậy, các bạn có quan sát thấy những đứa trẻ khoảng từ 1 tuổi trở đi hay có xu hướng bắt chước những gì người lớn chúng ta làm, hay từ khoảng 2 tuổi rưỡi trở đi luôn mong muốn được tham gia vào những việc chúng ta làm hằng ngày, và muốn làm như một người trưởng thành, như việc rót nước hay rửa chén, hay cắt rau củ, nấu ăn, v.v... Và rồi người lớn chúng ta hay nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để làm những việc đó, chúng ta hay nghĩ "Con không làm được đâu" "Con sẽ làm bể nó mất" "Để đó mẹ làm cho",... Và thế rồi chúng ta có những đứa trẻ "khủng hoảng tuổi lên 3", bướng bĩnh, không nghe lời, khó hiểu,... và chúng ta có những người lớn sống cũng bị "khủng hoảng" như trẻ vậy.

Hãy dừng lại một chút, ở đây, để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn đấy. Hãy dừng lại, QUAN SÁT CON, và tự hỏi rằng "Tại sao trẻ lại như vậy", tại sao con muốn như vậy, điều đó có ý nghĩa gì với con? Tại sao con cứ muốn là phải "TỰ" làm, và tại sao con lại muốn làm những việc nhìn có vẻ không có trí tuệ, và đơn giản như thế?

Chúng ta hãy suy ngẫm về những điều ở trên và chắc chắn phần hai sẽ là một sự thú vị về trẻ dành cho chính chúng ta - những người lớn luôn dõi theo trẻ!

#NHMS#NewHorizonsMontessoriSchool


Mới hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

hỗ trợ trực tuyến
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về New Horizons Montessori School , về các khóa học, về các hoạt động và đời sống tại New Horizons Montessori School ?
thông tin tuyển sinh
Bạn cần tìm hiểu thêm về các yêu cầu để nhập học, về học phí, về kiểm tra đầu vào?
các hoạt động sắp diễn ra
Các hoạt động và sự kiện sắp diễn ra sẽ được cập nhật tại đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Câu hỏi thường gặp

“New Horizons Montessori School hiện đang có hai cấp học là Lớp 0-3 tuổi và Lớp 3-6 tuổi. Riêng cấp 3-6 tuổi được chia ra làm 2 lớp là Lớp Song ngữ và Lớp Quốc tế.

New Horizons áp dụng chế độ ăn buffet để trẻ được tự chon đồ ăn và lượng thức ăn, tự phục vụ trong bữa ăn. Thực dơn của trường do PGS.TS Lê Thị Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia xây dựng. Tất cả nguyên liệu cho bữa ăn đều là sản phẩm hữu cơ, được nhập từ các đơn vị uy tín trên thị trường.

Vào Thứ Sáu hàng tuần, các con được tham gia những hoạt động ngoại khóa như: Lễ hội đọc sách, đi dã ngoại, tham quan các địa danh trong thành phố, trang trại của Trường,... để tìm hiểu về cuộc sống và gần gũi với thiên nhiên.

Có. Trẻ sẽ được tham gia khóa học thử miễn phí từ 03 ngày đến 01 tuần để làm quen với môi trường lớp học.

GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC
CỦA PHỤ HUYNH

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!