0962162121
Các khóa học đã đăng ký

NĂM LÝ DO ĐỂ NGỪNG KHEN NGỢI “CON GIỎI QUÁ” (Phần 2)

Cho đến lúc này, “Giỏi lắm” đã gây tổn hại đến sự độc lập, niềm vui, sự hứng thú của trẻ; thế nhưng vẫn chưa đủ tệ cho lời “Giỏi lắm” này, nó còn có thể can thiệp vào mức độ một đứa trẻ có thể thật sự làm tốt một việc đến thế nào. Các nhà nghiên cứu liên tục phát hiện ra rằng những đứa trẻ được khen ngợi vì đã hoàn thành tốt một công việc có tính sáng tạo thì thường có xu hướng bị vấp ngã ở những nhiệm vụ tiếp theo - và chúng không làm tốt bằng những đứa trẻ không được khen ngợi lúc đầu.
Tại sao điều này lại xảy ra? Một phần là vì những lời khen ngợi đã tạo ra áp lực để “tiếp tục làm tốt công việc”. Một phần là vì hứng thú của trẻ đối với những điều mà chúng đang làm có thể bị giảm sút đi. Một phần khác là do trẻ trở nên e ngại chấp nhận rủi ro – điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo – một khi chúng bắt đầu lo nghĩ về việc phải giữ được những bình luận tích cực.
Một cách tổng quát hơn, “Giỏi lắm” là một phần còn lại của một phương pháp tiếp cận tâm lý học, với mục đích làm giảm đi những hành vi có thể được nhìn thấy và đo lường của cuộc sống con người. Nhưng không may là nó lại bỏ qua những suy nghĩ, cảm xúc và giá trị ẩn giấu phía sau những hành vi này. Ví dụ, một đứa trẻ có thể chia sẻ một bữa ăn nhẹ với bạn như là một cách để thu hút lời khen ngợi, hoặc như một cách để đảm bảo rằng bạn mình nhận được đầy đủ thức ăn. Việc khen ngợi cho sự chia sẻ của trẻ đã không chú ý đến sự khác nhau trong những động cơ này. Tệ hơn, nó còn thúc đẩy hơn nữa động cơ mà ta không mong muốn bằng cách khiến cho trẻ em tiếp tục đi săn tìm những lời khen ngợi trong tương lai.
--------------
VẬY LÀM SAO ĐỂ THAY THẾ THÓI QUEN NÀY?
Tuy nhiên đó không phải là một thói quen dễ dàng phá vỡ. Bạn có thể thấy kỳ lạ, ít nhất là lúc đầu khi bắt đầu ngừng việc khen ngợi; có thể có cảm giác như mình lạnh nhạt quá, hay đang rút lại điều gì đó từng dành cho trẻ. Nhưng rồi sự thật sẽ sớm trở nên rõ ràng, và giúp bạn nhận ra rằng chúng ta cần lời khen ngợi bởi vì chính chúng ta cần nói chúng ra, nhiều hơn là vì trẻ em muốn nghe chúng. Khi nào điều này xảy ra, đó là lúc để suy nghĩ lại về những gì chúng ta đang làm.
Điều mà trẻ em cần chính là sự hỗ trợ vô điều kiện, tình yêu không có sự ràng buộc. Điều đó không chỉ khác với lời khen- nó đi ngược hẳn với lời khen. “Giỏi lắm” chính là biểu hiện của điều kiện. Nó có nghĩa là chúng ta ban cho trẻ sự chú ý, sự công nhận và sự chấp thuận khi trẻ vượt qua những thử thách mà ta đặt ra, cho việc làm được những điều mà chúng ta vui lòng.
Hãy lưu ý là quan điểm này rất khác với những phê phán mà một vài người đưa ra, về việc người lớn dành cho trẻ em quá nhiều lời khen, hoặc quá dễ dãi trong việc đưa ra lời khen. Họ khuyên chúng ta nên tiết kiệm hơn với những lời khen và đòi hỏi trẻ phải nỗ lực để xứng đáng có được chúng. Nhưng vấn đề thật sự không phải là ở chỗ trẻ em mong đợi nhận được lời khen cho mỗi thứ chúng làm hàng ngày. Mà đó là ở chỗ chúng ta rất thích dùng những cách đi tắt, để thao túng trẻ em bằng những phần thưởng thay vì ngồi lại giải thích và giúp chúng phát triển những kỹ năng cần thiết, những giá trị tốt cho chúng.
Vậy ta có những giải pháp thay thế nào? Điều đó sẽ tùy thuộc vào tình huống, nhưng bất cứ điều gì chúng ta quyết định nói để thay thế cho lời khen, nó cũng cần thể hiện cảm xúc chân thật và tình yêu dành cho con người của trẻ, hơn là cho những việc mà trẻ đã làm. Khi sự ủng hộ vô điều kiện hiện diện, thì “Giỏi lắm” trở nên không cần thiết, và khi nó vắng mặt, thì “Giỏi lắm” cũng chẳng giúp được gì.
** Trong trường hợp chúng ta khen ngợi những hành động tích cực như là một cách để ngăn chặn hành vi sai phạm, điều này khó có thể có hiệu quả lâu dài. Thậm chí ngay cả khi nó có tác dụng, chúng ta cũng không thể thật sự nói đứa trẻ đang tự mình ứng xử đúng đắn, mà sẽ chính xác hơn khi nói rằng lời khen ngợi đang điều khiển cách hành xử của trẻ. Giải pháp thay thế là hãy làm việc VỚI TRẺ, để khám phá ra những lý do khiến chúng lại hành động theo cách như vậy. Chúng ta có thể phải xem xét lại các yêu cầu của chính mình, hơn là chỉ tập trung vào việc tìm ra cách để khiến trẻ em vâng lời mọi yêu cầu của ta. (Thay cho việc dùng “Giỏi lắm” để bắt một đứa trẻ 4 tuổi ngồi im lặng trong suốt cả một cuộc họp lớp dài hay trong bữa tối ở nhà, có lẽ chúng ta nên hỏi liệu có hợp lý không khi mong đợi bé làm như thế).
Chúng ta cũng cần đưa trẻ em vào quá trình ra quyết định. Nếu một đứa trẻ đang làm một việc gì đó làm phiền đến người khác, hãy ngồi lại với trẻ sau đó và hỏi “Con nghĩ chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này?”, có thể sẽ có hiệu quả hơn so với việc mua chuộc hay dọa nạt. Điều đó cũng giúp trẻ học cách giải quyết vấn để và dạy trẻ rằng những ý tưởng và cảm xúc của trẻ cũng rất quan trọng. Tất nhiên quá trình này cần nhiều thời gian và tâm huyết, sự quan tâm và nỗ lực. Còn việc quẳng ra một lời “Giỏi lắm” khi trẻ thực hiện điều gì mà ta cho là phù hợp, thì quá dễ dàng, chẳng phải tốn chút nào trong những thứ liệt kê ở trên. Điều này giải thích vì sao chiến lược “gây ra tác động để chi phối” lại thường phổ biến hơn nhiều so với chiến lược “cùng nhau làm việc để giải quyết”.
** Vậy còn trong những lúc chỉ là nhìn thấy trẻ làm một điều ấn tượng, chúng ta có thể nói gì? Hãy cân nhắc để chọn trong 3 cách phản hồi sau:
* Không nói gì cả:Một vài người vẫn cố cho rằng một hành động tốt thì phải được củng cố, bởi vì một cách bí mật hoặc một cách vô thức, họ tin rằng việc trẻ làm được điều đó chỉ là do một sự ngẫu nhiên may mắn. Nếu trẻ em về bản chất là xấu xa, thì chúng phải được đưa cho một lý do giả tạo để có thể trở nên tốt đẹp (cụ thể là để có được lời khen ngợi). Nhưng nếu sự hoài nghi đó là không có cơ sở và rất nhiều nghiên cứu cũng đã gợi ý về điều đó- thì lời khen có thể không cần thiết.
*Nói để miêu tả về những gì bạn đã thấy: Một phát biểu đơn giản, không mang tính đánh giá (“Con đã tự mình mang giày vào” hoặc thậm chí là “Con đã làm được rồi”) nói cho con bạn biết rằng bạn đang dành cho bé sự chú ý. Điều đó cũng để cho trẻ thấy tự hào về những gì chúng đã làm. Trong những trường hợp khác, một miêu tả phức tạp hơn có thể sẽ hợp lý. Nếu con bạn vẽ một bức tranh, bạn có thể cho trẻ lời phản hồi – nhưng không đánh giá - về những gì bạn nhận thấy: “Ngọn núi to lớn nhỉ!”, “Con ơi, hôm nay rõ là con đã dùng rất nhiều màu tím!”.
Nếu một đứa trẻ làm một điều gì đó thể hiện sự quan tâm hay rộng lượng với người khác, bạn có thể nhẹ nhàng kéo sự chú ý của trẻ vào hiệu quả của hành động trên đối tượng được tiếp nhận: “Hãy nhìn vào gương mặt của Abigail xem! Bây giờ cô bé có vẻ rất vui vì con đã chia sẻ một ít thức ăn của con!”. Điều này hoàn toàn khác so với lời khen, vì lời khen thì chỉ nhấn mạnh vào cách mà BẠN cảm thấy về hành động chia sẻ của trẻ
*Nói ít, hỏi nhiều: Thậm chí còn tốt hơn những miêu tả - đó là những câu hỏi. Tại sao phải nói cho trẻ biết phần nào trong bức tranh của trẻ gây ấn tượng cho bạn, khi mà bạn có thể hỏi chúng về điều gì chúng thích nhất trong bức tranh đó? Hỏi xem “Phần nào trong bức tranh là khó vẽ nhất?” hoặc “Con đã khám phá ra cách để làm cho bàn chân đúng kích thước như thế nào vậy?” là cách rất tốt để nuôi dưỡng đam mê vẽ tranh của trẻ. Nói “Giỏi lắm”, như những gì chúng ta thấy, có thể lại có tác dụng ngược lại hẳn.
Điều này không có nghĩa là tất cả những lời khen ngợi, tất cả những lời cảm ơn, tất cả những biểu hiện của sự vui mừng đều có hại. Chúng ta cần trung thực xem xét những động cơ của mình cho những điều chúng ta nói (một biểu hiện chân thật của sự hào hứng thì vẫn rất tốt, hơn là những mong muốn điều khiển hành vi trong tương lai của trẻ) cũng như những kết quả thực sự của các việc làm đó. Có phải những phản hồi của chúng ta giúp cho trẻ có một cảm giác tự chủ trong cuộc sống của chúng – hay trẻ phải liên tục tìm đến chúng ta để xin được chấp thuận? Có phải chúng đang giúp cho trẻ trở nên hào hứng hơn với những gì mà trẻ đang làm theo quyền của riêng mình – hay chúng đã trở nên là những thứ mà trẻ chỉ muốn vượt qua để nhận được một cái xoa đầu.
Toàn bộ việc này không phải là về việc phải ghi nhớ một kịch bản mới để sống với trẻ, mà là về việc luôn ghi nhớ trong tâm trí của ta về mục tiêu lâu dài cho con của mình, và cẩn trọng với những tác động của những gì ta nói ra. Tin xấu là việc sử dụng phương pháp “củng cố tích cực” thật sự lại không phải tích cực đến như vậy. Và tin tốt là bạn sẽ không cần đến những lời đánh giá để có thể động viên trẻ.
-----------
Tác giả: Alfie Kohn



Cũ hơn Mới hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

hỗ trợ trực tuyến
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về New Horizons Montessori School , về các khóa học, về các hoạt động và đời sống tại New Horizons Montessori School ?
thông tin tuyển sinh
Bạn cần tìm hiểu thêm về các yêu cầu để nhập học, về học phí, về kiểm tra đầu vào?
các hoạt động sắp diễn ra
Các hoạt động và sự kiện sắp diễn ra sẽ được cập nhật tại đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Câu hỏi thường gặp

“New Horizons Montessori School hiện đang có hai cấp học là Lớp 0-3 tuổi và Lớp 3-6 tuổi. Riêng cấp 3-6 tuổi được chia ra làm 2 lớp là Lớp Song ngữ và Lớp Quốc tế.

New Horizons áp dụng chế độ ăn buffet để trẻ được tự chon đồ ăn và lượng thức ăn, tự phục vụ trong bữa ăn. Thực dơn của trường do PGS.TS Lê Thị Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia xây dựng. Tất cả nguyên liệu cho bữa ăn đều là sản phẩm hữu cơ, được nhập từ các đơn vị uy tín trên thị trường.

Vào Thứ Sáu hàng tuần, các con được tham gia những hoạt động ngoại khóa như: Lễ hội đọc sách, đi dã ngoại, tham quan các địa danh trong thành phố, trang trại của Trường,... để tìm hiểu về cuộc sống và gần gũi với thiên nhiên.

Có. Trẻ sẽ được tham gia khóa học thử miễn phí từ 03 ngày đến 01 tuần để làm quen với môi trường lớp học.

GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC
CỦA PHỤ HUYNH

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!