0962162121
Các khóa học đã đăng ký

NĂM LÝ DO ĐỂ NGỪNG KHEN NGỢI “CON GIỎI QUÁ” (Phần 1)

Có một cụm từ mà bạn có thể tin chắc rằng mình sẽ được nghe đi nghe lại nhiều lần trong những dịp đi dạo ở sân chơi, tham quan một ngôi trường, hoặc ở trong một bữa tiệc sinh nhật, đó chính là “Giỏi lắm!”. Một vài trẻ nhỏ thậm chí còn được ngợi khen chỉ vì đã vỗ tay cùng với nhau. Nhiều người trong chúng ta tung ra những nhận xét kiểu này cho trẻ nhiều đến mức độ nó gần như biến thành một kiểu dấu tic bằng lời nói để phê duyệt cho hành động của trẻ.

Rất nhiều sách và bài viết đã đưa ra lời khuyên phản đối việc dạy trẻ dựa vào các hình phạt, từ đánh đòn cho đến cách ly cưỡng bức (“Time Out”). Thỉnh thoảng thậm chí có người đã lên tiếng bảo chúng ta cần suy nghĩ lại về phương pháp mua chuộc trẻ em bằng những phần thưởng như hình dán sticker hay thức ăn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần lùng sục rất khó khăn mà vẫn không dễ gì để tìm ra những phát biểu không khuyến khích về cái mà nôm na được gọi là phương pháp“củng cố tích cực”.

Nếu có bất kỳ sự hiểu lầm nào ở đây, xin làm rõ rằng vấn đề ở đây không phải là nghi vấn về tầm quan trọng của việc ủng hộ và khuyến khích trẻ em, về sự cần thiết của việc yêu thương, ôm ấp, giúp trẻ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Tuy nhiên, những lời khen ngợi là một câu chuyện hoàn toàn khác. Và đây là lý do tại sao.

1. THAO TÚNG TRẺ EM

Giả sử bạn đưa ra một phần thưởng bằng lời nói khen ngợi nhằm củng cố hành vi của một đứa trẻ 2 tuổi để ăn không bị đổ, hoặc một trẻ 5 tuổi tự dọn dẹp dụng cụ vẽ của mình. Ai là người có được lợi ích từ việc này? Liệu có thể nói rằng việc khen trẻ đã hoàn thành công việc tốt như thế nào thật ra là ít liên quan đến nhu cầu cảm xúc của chúng, hơn là cho sự thuận tiện của chính chúng ta?

Rheta DeVries, giáo sư về giáo dục tại Đại học Bắc Iowa, gọi điều này là “Sự kiểm soát đường mật”. Rất giống như những phần thưởng hữu hình, hay những hình phạt - đây là cách mà ta sẽ tác động theo kiểu gì đó đến trẻ để sai khiến cho trẻ em phải chiều theo những mong đợi của người lớn. Nó có thể có hiệu quả tức thì để đạt được kết quả này (ít nhất là trong một khoảng thời gian), nhưng nó sẽ rất khác với cách mà ta làm việc với trẻ, ví dụ, bằng việc lôi cuốn trẻ vào một cuộc trò chuyện về những điều giúp cho một lớp học (hay một gia đình) có thể vận hành trôi chảy; hay làm thế nào mà người khác có thể bị tác động bởi những gì trẻ làm được, hoặc không làm được. Cách tiếp cận sau không chỉ thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn, mà còn có khả năng giúp trẻ trở thành những con người có suy nghĩ thấu đáo hơn.

Lý do mà sự khen ngợi có tác dụng trong ngắn hạn là vì trẻ nhỏ đều thèm khát có được sự chấp thuận của người lớn. Nhưng chúng ta phải có trách nhiệm không khai thác sự lệ thuộc đó để phục vụ cho sự thuận tiện của mình. Một lời khen “Giỏi quá” để củng cố một hành vi của trẻ, có thể giúp cho cuộc sống của ta dễ dàng hơn một chút, nhưng lại có thể chính là một ví dụ về việc lợi dụng sự phụ thuộc vào người lớn ở trẻ em. Trẻ em có thể cũng cảm thấy bị thao túng bởi điều này, ngay cả khi chúng không thể giải thích khá rõ tại sao.

2. SẢN SINH RA NHỮNG CON NGHIỆN PHỤ THUỘC VÀO LỜI KHEN NGỢI

Chắc chắn rằng, không phải mọi lời khen ngợi đều là một thủ thuật được tính toán trước nhằm kiểm soát hành vi của trẻ. Đôi khi chúng ta khen ngợi trẻ em chỉ vì chúng ta thật sự thấy hài lòng bởi những gì chúng đã làm. Nhưng thậm chí, ngay cả lúc đó, ta cũng đáng phải nhìn sự việc một cách gần hơn. Không những không củng cố được lòng tự trọng của một đứa trẻ, sự khen ngợi có thể làm tăng sự phụ thuộc của trẻ vào chúng ta. Nếu ta càng nói nhiều hơn những lời như “Mẹ thích cái cách mà con làm…” hay “Con làm.... tốt lắm”, thì trẻ sẽ càng tin tưởng vào những đánh giá, quyết định của chúng ta về điều gì là tốt hay xấu, thay cho việc học cách tự đưa ra nhận định của riêng mình. Điều đó dẫn dắt trẻ đến chỗ đo lường sự xứng đáng của mình bằng mức độ bé có thể khiến cho người khác nở nụ cười hài lòng chấp thuận về việc mình làm.

Mary Budd Rowe, một nhà nghiên cứu tại Đại học Florida, đã phát hiện ra rằng những sinh viên được giáo viên của họ khen ngợi rất nhiều, thường có sự do dự nhiều hơn trong câu trả lời, thường dễ dàng trả lời trong giọng điệu của một câu hỏi (uhm, bảy?) Họ có xu hướng rút lại một ý tưởng mà họ đã đề xuất ngay lập tức nếu có một người lớn không đồng ý với họ. Và họ ít có khả năng kiên trì với các nhiệm vụ khó khăn hoặc chia sẻ ý tưởng của mình với những sinh viên khác.

Nói tóm lại, “Giỏi lắm” không trấn an được cho trẻ, mà hoàn toàn ngược lại, nó làm cho trẻ cảm thấy bất an. Nó thậm chí còn tạo ra một vòng tròn lẩn quẩn: người lớn càng dành nhiều lời khen ngợi hơn, trẻ em càng tỏ ra cần nó hơn, vì thế mà chúng ta lại càng phải khen chúng nhiều hơn. Đáng buồn thay, là một số trong những đưa trẻ này rồi sẽ bước chân vào thế giới của người trưởng thành mà vẫn còn tiếp tục cần ai đó xoa nhẹ vào đầu và nói cho họ biết rằng những gì họ làm là có ổn hay không. Chắc chắn tương lai này không phải là những gì chúng ta muốn cho con cái của mình.

3. ĐÁNH CẮP NIỀM VUI CỦA TRẺ

Ngoài vấn đề phụ thuộc, một đứa trẻ xứng đáng được vui mừng với những thành quả của mình, được cảm thấy tự hào về những gì mình đã học được. Trẻ cũng xứng đáng được quyết định khi nào thì cảm thấy như vậy. Mỗi khi chúng ta nói “Giỏi lắm!”, đó chính là lúc ta đang bảo đứa trẻ về cách chúng cần phải cảm thấy như thế nào.

Chắc chắn rằng, có những lúc sự đánh giá của ta là phù hợp và sự chỉ dẫn của ta là cần thiết - đặc biệt là với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Nhưng những dòng chảy phán xét liên tục thì chẳng cần thiết cũng không hữu ích gì cho sự phát triển của trẻ. Thật không may, chúng ta có thể đã không nhận ra rằng, “Giỏi lắm” cũng hoàn toàn là một cách đánh giá người khác, cũng hệt như “Tệ quá” mà thôi. Điểm đáng chú ý nhất của một sự đánh giá tích cực, không phải là ở phần “tích cực” của nó, mà là ở phần “đánh giá”. Và mọi người, kể cả trẻ em, đều không thích bị ai đánh giá bao giờ.

Tôi rất trân trọng những lúc con gái tôi tự xoay xở để làm một điều gì đó lần đầu tiên, hoặc một điều gì đó tốt hơn so với những lần trước. Nhưng tôi luôn phải cố gắng chống cự lại cảm giác thôi thúc mạnh mẽ như một phản xạ để nói ra “Con giỏi lắm!”, bởi vì tôi không muốn làm giảm đi niềm vui của cô bé. Tôi muốn cô bé chia sẻ niềm vui với tôi, chứ không phải tìm đến tôi cho một sự phán quyết. Tôi muốn cô bé kêu lên rằng “Con đã làm được” (điều mà bé thường làm) thay vì hỏi tôi một cách không chắc chắn “Con làm như vậy có đúng không ạ?”.

4. LÀM MẤT ĐI NIỀM HỨNG THÚ CỦA TRẺ

“Con vẽ đẹp quá!” có thể khiến trẻ tiếp tục vẽ, miễn là chúng ta duy trì việc theo dõi và khen ngợi bé. Nhưng theo cảnh báo của Lilian Katz, một trong những người nổi tiếng hàng đầu của cả nước về giáo dục trẻ giai đoạn đầu đời: “Một khi sự chú ý được rút đi, nhiều trẻ em sẽ không động đến hoạt động đó lần nữa”. Thật vậy, một nghiên cứu ấn tượng đã chỉ ra rằng, chúng ta càng trao thưởng cho một người vì họ đã làm một việc gì đó, họ sẽ càng có xu hướng mất đi sự hứng thú khi làm việc đó để được nhận phần thưởng. Lúc này, bản chất vấn đề không còn ở hoạt động vẽ, đọc, suy nghĩ hay sáng tạo nữa – mà bản chất vấn đề đã trở thành: làm điều gì đó để đạt được phần thưởng, cho dù đó là một cây kem lạnh, một hình dán sticker, hoặc một lời khen “giỏi lắm”.

Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Joan Grusec tại Đại học Toronto, những đứa trẻ thường được ca ngợi vì thể hiện sự rộng lượng sẽ có xu hướng giảm đi tính cách này mỗi ngày so với những đứa trẻ khác. Mỗi khi chúng nghe thấy câu “Con chia sẻ tốt lắm” hay “Cô rất tự hào vì con đã giúp đỡ bạn”, thì bé sẽ trở nên ít hứng thú với việc chia sẻ và giúp đỡ hơn. Những hành động đó khi này bỗng trở nên không còn là những giá trị rất riêng của trẻ nữa, mà là một điều mà trẻ sẽ phải làm nếu muốn được nhận phản hồi tương tự từ người lớn một lần nữa. Sự rộng lượng trở thành một việc làm có chủ ý để có được một điều gì đó.

Có phải lời khen ngợi sẽ tạo động lực cho trẻ? Có chứ. Nó tạo động lực để trẻ cố gắng cho việc được ngợi khen. Than ôi, cách tạo động lực này thường trả giá bằng kết quả là trẻ sẽ học được rằng cần phải lao vào làm bất kể điều gì mà bé nghĩ là sẽ có thể được người khác khen ngợi.

5. GIẢM THÀNH TÍCH

Cho đến lúc này, “Giỏi lắm” đã gây tổn hại đến sự độc lập, niềm vui, sự hứng thú của trẻ; thế nhưng vẫn chưa đủ tệ cho lời “Giỏi lắm” này, nó còn có thể can thiệp vào mức độ một đứa trẻ có thể thật sự làm tốt một việc đến thế nào. Các nhà nghiên cứu liên tục phát hiện ra rằng những đứa trẻ được khen ngợi vì đã hoàn thành tốt một công việc có tính sáng tạo thì thường có xu hướng bị vấp ngã ở những nhiệm vụ tiếp theo - và chúng không làm tốt bằng những đứa trẻ không được khen ngợi lúc đầu.

Tại sao điều này lại xảy ra? Một phần là vì những lời khen ngợi đã tạo ra áp lực để “tiếp tục làm tốt công việc”. Một phần là vì hứng thú của trẻ đối với những điều mà chúng đang làm có thể bị giảm sút đi. Một phần khác là do trẻ trở nên e ngại chấp nhận rủi ro – điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo – một khi chúng bắt đầu lo nghĩ về việc phải giữ được những bình luận tích cực.

Một cách tổng quát hơn, “Giỏi lắm” là một phần còn lại của một phương pháp tiếp cận tâm lý học, với mục đích làm giảm đi những hành vi có thể được nhìn thấy và đo lường của cuộc sống con người. Nhưng không may là nó lại bỏ qua những suy nghĩ, cảm xúc và giá trị ẩn giấu phía sau những hành vi này. Ví dụ, một đứa trẻ có thể chia sẻ một bữa ăn nhẹ với bạn như là một cách để thu hút lời khen ngợi, hoặc như một cách để đảm bảo rằng bạn mình nhận được đầy đủ thức ăn. Việc khen ngợi cho sự chia sẻ của trẻ đã không chú ý đến sự khác nhau trong những động cơ này. Tệ hơn, nó còn thúc đẩy hơn nữa động cơ mà ta không mong muốn bằng cách khiến cho trẻ em tiếp tục đi săn tìm những lời khen ngợi trong tương lai.

--------------

VẬY LÀM SAO ĐỂ THAY THẾ THÓI QUEN NÀY?

Ba mẹ hãy theo dõi phần 2 nhé!!!

#NHMS#NewHorizonsMontessoriSchool





Cũ hơn Mới hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

hỗ trợ trực tuyến
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về New Horizons Montessori School , về các khóa học, về các hoạt động và đời sống tại New Horizons Montessori School ?
thông tin tuyển sinh
Bạn cần tìm hiểu thêm về các yêu cầu để nhập học, về học phí, về kiểm tra đầu vào?
các hoạt động sắp diễn ra
Các hoạt động và sự kiện sắp diễn ra sẽ được cập nhật tại đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Câu hỏi thường gặp

“New Horizons Montessori School hiện đang có hai cấp học là Lớp 0-3 tuổi và Lớp 3-6 tuổi. Riêng cấp 3-6 tuổi được chia ra làm 2 lớp là Lớp Song ngữ và Lớp Quốc tế.

New Horizons áp dụng chế độ ăn buffet để trẻ được tự chon đồ ăn và lượng thức ăn, tự phục vụ trong bữa ăn. Thực dơn của trường do PGS.TS Lê Thị Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia xây dựng. Tất cả nguyên liệu cho bữa ăn đều là sản phẩm hữu cơ, được nhập từ các đơn vị uy tín trên thị trường.

Vào Thứ Sáu hàng tuần, các con được tham gia những hoạt động ngoại khóa như: Lễ hội đọc sách, đi dã ngoại, tham quan các địa danh trong thành phố, trang trại của Trường,... để tìm hiểu về cuộc sống và gần gũi với thiên nhiên.

Có. Trẻ sẽ được tham gia khóa học thử miễn phí từ 03 ngày đến 01 tuần để làm quen với môi trường lớp học.

GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC
CỦA PHỤ HUYNH

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!