0962162121
Các khóa học đã đăng ký

ĐỐI PHÓ VỚI "KHỦNG HOẢNG" LÊN 3 LIỆU CÓ KHÓ?

Nhà có cô cháu gái lên 3, bữa nọ bố cô hỏi mình “Làm thế nào để xử lý và vượt qua thời gian khủng hoảng của cô ý”. Bố mẹ có thể nghe nhiều về khủng hoảng lên 2 rất khủng khiếp, nhưng thực tế là một em bé lên 3 khi khủng hoảng và xử lý khủng hoảng có thể còn khó khăn hơn lên 2 nhiều

Biểu hiện của bạn nhỏ là thường xuyên mè nheo, rên rỉ, dễ xáo trộn cảm xúc (đang rất vui có thể khóc lóc lê thê cả ngày), ăn ít, khó tính, hay nhăn nhó…

Nếu để là cho lời khuyên cho những ca khủng hoảng lên 3, mình có một vài lời khuyên thế này:

1. QUÁT MẮNG ÍT ĐI, ÂU YẾM NHIỀU HƠN
Mắng mỏ con cái nên là kỹ thuật “cuối cùng”, tức là đường cùng chẳng còn cách nào khác hoặc là khi áp dụng mọi thứ khác nhưng đều thất bại thì mới nên/cần sử dụng. Bởi vì quát mắng trẻ làm tổn thương trẻ nhiều hơn chúng ta nghĩ và nhận ra - mặc dù nó có thể tạo ra thay đổi hành vi ngay lập tức, nhưng lâu dài thì vẫn để lại những tác hại tâm lý thực sự.
Thay vì quát mắng hay trừng phạt một cách khắc nghiệt, trẻ cần được nuôi dạy một cách tích cực để có trí não phát triển khoẻ mạnh. Tiến sĩ Joan Luby là giáo sư tâm thần học về trẻ em và Giám đốc chương trình Phát triển cảm xúc sớm tại Đại học Y Washington ở St.Louis - nghiên cứu của cô cho thấy nuôi dạy con tích cực trong những tình huống căng thẳng, thay vì la mắng hay trừng phạt lên thân thể và tinh thần trẻ, sẽ giúp GIA TĂNG KÍCH THƯỚC MỘT SỐ KHU VỰC Ở NÃO BỘ. Nếu bố mẹ thấy rằng mình đang la mắng con quá nhiều, hãy lựa chọn những cách khác cho kỷ luật.

2. ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA CON
Chìa khóa để nuôi dạy những em bé khoẻ mạnh về mặt cảm xúc là sự hài lòng, hài hoà và khả năng bạn nhận ra nhu cầu của con trong các thời điểm cụ thể. Muốn như thế, chỉ có thể là hãy đặt mình vào vị trí của con và đáp ứng nhu cầu của chúng một cách khôn ngoan và hợp lý. Hãy cố gắng xác định xem hành vi sai trái của con bắt nguồn gốc rễ từ đâu, vì sao con không muốn đi giày, vì sao con mè nheo tức giận và điều chỉnh hậu quả một cách thích hợp. Trong nuôi dạy con, chúng ta không chỉ lúc nào cũng ngồi chờ đợi cho hành vi hay cảm xúc qua đi, hay tệ hơn là phạt con vì những hành vi sai trái. Hãy tự hỏi “Tại sao” một đứa trẻ đang cư xử không đúng mực. Khi ta hiểu được nguồn cội của hành vi sai trái, chúng ta có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của chúng, yêu thương chúng và duy trì những hành vi lành mạnh một cách lâu dài.

VD: em bé 3 tuổi giật điện thoại ra khỏi tay bạn, đập lên bàn phím máy tính khi bạn đang ngồi làm việc, ngồi lên đống quần áo bẩn khiến bạn không phân loại được… trước khi mắng con hãy NGHĨ. Đó là bởi vì 1 đứa trẻ 3 tuổi luôn muốn thu hút sự chú ý của bố mẹ chúng - dù điều đó là khó khăn khi bạn đang làm việc, check email hay làm các việc cá nhân khác. Lúc đó thì bạn nên làm gì? Hãy dành cho con vài giây chú ý. Ngừng những thứ bạn đang làm - đừng cắm mặt vào điện thoại và thi gan cùng con rồi lại cáu bẳn vì con phá bĩnh việc bạn đang lướt web. Hãy nhìn thẳng vào mắt con và lắng nghe con nói hoặc trả lời. Hãy bỏ điện thoại xuống, và khi nghe con nói/trả lời, hãy suy nghĩ về cách bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của con.
Chuyển hướng như thế nào? Mình gợi ý ở phần sau.

3. CHUYỂN HƯỚNG/ĐÁNH LẠC HƯỚNG MỘT CÁCH SÁNG TẠO
Hãy luôn chuyển hướng sớm nhất có thể và nói với một giọng yêu thương hay hài hước. Hãy tự hỏi “Vì sao con mình làm sai? Con đang thực sự cần gì?”. Hành vi hung hăng thường yêu cầu phải có những chuyển hướng mang tính vật lý.
Ví dụ nếu con đang giật đồ chơi và la hét, con có lẽ cần ra ngoài đạp xe hay xuống sân chơi một lúc. Nếu con nằm trên sàn và rên rỉ, con có thể cần sự âu yếm của bố mẹ và một số hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, tô màu.

4. ÔM ẤP CON CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT
Không chỉ trẻ nhỏ mà cả những đứa trẻ lớn và người lớn cũng nên được âu yếm nhiều hơn mỗi ngày. Hầu hết trẻ 3 tuổi đều thích ôm và cần ôm. Hãy dừng công việc bạn đang làm lại vài giây và ôm con. Đừng quên nói “Bố/mẹ yêu con” đặc biệt khi con đang có cư xử không đúng mực.

5. DỰ ĐOÁN NHỮNG HÀNH VI SẼ LẶP LẠI
Trẻ cũng như người lớn, đều có một mô hình hành vi sai trái. Họ làm những điều sai lặp đi lặp lại. Dự đoán những hành vi này, can thiệp sớm và khuyến khích con đưa ra lựa chọn tốt hơn là một trong những cách hạn chế khủng hoảng.

6. ĐẶT RA NHỮNG KỲ VỌNG RÕ RÀNG VÀ ĐÚNG MỰC
Nếu được hãy tự viết ra những quy tắc trong gia đình và bố mẹ cần là người thực hiện nghiêm túc trước nhất để làm gương. Đối với những em bé lên 3, tất nhiên những danh sách này cần ngắn gọn và đơn giản thôi.
Ví dụ:
- Sử dụng giọng nói yêu thương, nhẹ nhàng, không quát nạt
- Không làm đau người khác
- Dọn đồ chơi sau khi chơi
- ...
Thường xuyên nói về những nguyên tắc này hàng ngày và khen ngợi con vào giờ ăn tối hoặc trước khi đi ngủ.

7. DẠY TRẺ VÂNG LỜI
Trẻ không sinh ra đã tự nhiên biết vâng lời. Chúng ta phải dạy chúng. Trẻ 3 tuổi bản năng là tìm kiếm sự tự chủ, độc lập và chống lại sự vâng lời. Bí quyết để dạy trẻ ngoan hơn là nhận được lời khen và ủng hộ tích cực khi làm theo những gì người lớn nói.

8. KHEN NGỢI SỰ NỖ LỰC CỦA CON, KHÔNG PHẢI LÀ KẾT QUẢ
Khen ngợi thường xuyên rất quan trọng, quan trọng hơn nữa là khen đúng cách. Và nên tập trung và khen ngợi những nỗ lực của con chứ đừng tập trung vào kết quả. Quá nhiều lời khen thực sự có thể tạo ra tác động ngược đến thành tích của trẻ, khiến con sợ thất bại. New York Times có một bài tổng hợp rất hay đằng sau hiệu ứng nghịch lý này (http://nymag.com/news/features/27840/)

9. NHẤT QUÁN
Kiên định không có nghĩa là trừng phạt hay la hét gay gắt, và bạn cần có thái độ nhất quán trong mọi tình huống. Nếu con vứt giày trên sàn bừa bãi và không bỏ lên giá vào hôm trước, hôm sau con sẽ không được đi đôi giày đó nữa. Trẻ 3 tuổi không cần đòi roi, cũng không cần doạ nạt bằng lời nói.
THỐNG NHẤT VỚI NHỮNG NGƯỜI CHĂM SÓC KHÁC
Mình chứng kiến không ít việc ông bà can thiệp vào quá trình dạy dỗ một đứa trẻ của các bố mẹ. Khi bố mẹ đang nói chuyện giải thích hay xử lý thì ông bà ở ngoài và nói vài câu can thiệp, hoặc xoa dịu không cần thiết, tệ hơn là bênh vực và ngăn cản việc mà bố mẹ đang làm. SAI LẦM. Những quy tắc cần nhất quán với cả những người khác trong gia đình và gần với nhau nhất có thể.

10. KHI VẪN KHÔNG HIỆU QUẢ, HÃY NGHĨ TỚI TIME-OUT
Nhưng không phải là bỏ con 1 mình trong phòng mà nên cho con ngồi tách ra (nhưng vẫn có thể quan sát) trong 1 khoảng thời gian (1-2-3 phút tương đương độ tuổi…, im lặng không nói chuyện). Hãy nói “Mẹ cho con 1 phút để bình tĩnh lại và ngừng khóc, sau đó mẹ sẽ nói chuyện lại với con”. Hết thời gian, ngay lập tức kết nối trở lại với con. Có thể là bế con lên, nhẹ nhàng nói với con “mẹ yêu con”, giúp con điều chỉnh cảm xúc, bình tĩnh lại và hạn chế sự phản kháng. Cũng đừng dại mà nói lí lẽ với trẻ lên 3, con sẽ không nhận ra sự hợp lý.

Những mẹo này sẽ giúp bố mẹ đỡ căng thẳng và đối phó với những em bé lên 3 gặp khủng hoảng một cách chủ động hơn. Hơn nữa, nó còn là hành trình để tạo dựng niềm tin cho con, sẵn sàng cho một độ tuổi mới mà người ta thường gọi là “trusting 4”.

Bài viết có tham khảo lời khuyên của Dr. Berchelmann - Bác sĩ nhi khoa tại bệnh viên Mercy Children đồng thời cũng là Phát ngôn viên chính thức của Học viên Nhi khoa Hoa kỳ.

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa và thể hiện sự cute 😍😍😍


Cũ hơn Mới hơn


Danh mục tin tức

Từ khóa

Thông tin liên hệ

hỗ trợ trực tuyến
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về New Horizons Montessori School , về các khóa học, về các hoạt động và đời sống tại New Horizons Montessori School ?
thông tin tuyển sinh
Bạn cần tìm hiểu thêm về các yêu cầu để nhập học, về học phí, về kiểm tra đầu vào?
các hoạt động sắp diễn ra
Các hoạt động và sự kiện sắp diễn ra sẽ được cập nhật tại đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Câu hỏi thường gặp

“New Horizons Montessori School hiện đang có hai cấp học là Lớp 0-3 tuổi và Lớp 3-6 tuổi. Riêng cấp 3-6 tuổi được chia ra làm 2 lớp là Lớp Song ngữ và Lớp Quốc tế.

New Horizons áp dụng chế độ ăn buffet để trẻ được tự chon đồ ăn và lượng thức ăn, tự phục vụ trong bữa ăn. Thực dơn của trường do PGS.TS Lê Thị Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia xây dựng. Tất cả nguyên liệu cho bữa ăn đều là sản phẩm hữu cơ, được nhập từ các đơn vị uy tín trên thị trường.

Vào Thứ Sáu hàng tuần, các con được tham gia những hoạt động ngoại khóa như: Lễ hội đọc sách, đi dã ngoại, tham quan các địa danh trong thành phố, trang trại của Trường,... để tìm hiểu về cuộc sống và gần gũi với thiên nhiên.

Có. Trẻ sẽ được tham gia khóa học thử miễn phí từ 03 ngày đến 01 tuần để làm quen với môi trường lớp học.

GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC
CỦA PHỤ HUYNH

* Thắc mắc của bạn sẽ được phản hồi trong 24h. Xin cảm ơn!